Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Lào đứng thứ nhất trong số 78 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, với 237 dự án, có tổng vốn đăng ký 5,34 tỷ USD. Việt Nam luôn nằm trong nhóm 3 nhà đầu tư hàng đầu tại Lào. Đáng chú ý, sau một thời gian suy giảm, đầu tư của Việt Nam vào Lào đang có xu hướng tăng trở lại theo hướng bền vững hơn.
Lào đứng thứ nhất trong số các quốc gia Việt Nam đầu tư ra nước ngoài Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), Lào là quốc gia đứng thứ nhất trong số 78 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, với 237 dự án, có tổng vốn đăng ký 5,34 tỉ USD. Việt Nam đứng thứ ba trong số các nước đầu tư tại Lào (sau Trung Quốc và Thái Lan). Bà Sonechan Phoutthavong- Tham tán Kinh tế Thương mại, Đại sứ quán Lào tại Việt Nam: Mối quan hệ hợp tác thương mại giữa Lào – Việt Nam là hợp tác đặc biệt. Đáng chú ý, sau một thời gian suy giảm, đầu tư của Việt Nam vào Lào đang có xu hướng tăng trở lại theo hướng bền vững hơn. Năm 2021, vốn đầu tư từ Việt Nam sang Lào đạt 118,3 triệu USD, tăng 33,3% so với năm 2020.
Trong 8 tháng đầu năm 2022, đầu tư từ Việt Nam sang Lào có 3 dự án cấp mới và 3 dự án điều chỉnh tăng vốn. Tổng vốn đăng ký là 65,92 triệu USD, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2021. Một số dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào có hiệu quả, tiếp tục tăng vốn đầu tư mở rộng trong thời gian tới.Hoạt động đầu tư của Việt Nam tại Lào đã có ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng của Lào như: nông nghiệp, năng lượng, sản xuất, phân phối các hàng hóa thiết yếu như điện, xăng dầu, hàng tiêu dùng; cung ứng các dịch vụ quan trọng như ngân hàng, du lịch, khách sạn, trung tâm thương mại…
Việt Nam luôn nằm trong nhóm 3 nhà đầu tư hàng đầu tại Lào trong những năm qua.. Các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào, một mặt mở rộng thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam, giúp tạo nền tảng, cơ sở cho việc thành lập các ngành công nghiệp trong tương lai của nước bạn Lào, mặt khác góp phần củng cố quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện và cùng phát triển giữa Việt Nam và Lào. Đầu tư của Việt Nam tại Lào đã có mặt tại các địa bàn quan trọng có nhiều tiềm năng lớn trong hợp tác đầu tư như các trung tâm kinh tế lớn của Lào, các tỉnh có chung đường biên giới với Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh phía Nam Lào,…
Bà Sonechan Phoutthavong- Tham tán Kinh tế Thương mại, Đại sứ quán Lào tại Việt Nam cho biết, Chính phủ Lào có chính sách xúc tiến đầu tư trong và nước ngoài dựa theo Luật Xúc tiến Đầu tư năm 2016 và văn bản luật liên quan khác của Lào trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Các chính sách thu hút nhà đầu tư trong và nước ngoài đến đầu tư tại Lào. Theo bà Sonechan Phoutthavong, mối quan hệ hợp tác thương mại giữa Lào – Việt Nam là hợp tác đặc biệt và có truyền thống từ lâu đời kể từ lãnh đạo cấp cao nhà nước đến các cấp bộ, ngành. Hai bên ký Hiệp định Thương mại song phương và Thương mại biên giới từ năm 2015. Lào luôn tăng cường xúc tiến và phát triển thương mại biên giới và dịch vụ thương mại kết nối với logistics quá cảnh với Việt Nam.
CAVICO Việt Nam hiện đang khai thác và chế biến mỏ Nickel, Sắt, Cobalt, Vàng và Bạc trên diện tích 80km2 tại tỉnh Bolikhamxay, Lào theo Giấy phép đầu tư khai thác và chế biến quặng Nickel, Sắt, Cobalt, Vàng và Bạc số 036-2021/MPI.13 cấp ngày 9/8/2021 bởi Chính phủ nước CHDCND Lào. Hợp đồng khai thác khoáng sản giữa Chính phủ Lào và công ty Cavico Laos Mining đã được ký kết trước sự chứng kiến của lãnh đạo 2 nước Việt Nam – Lào vào tháng 8/2021, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước CHDCND Lào của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Đây là một trong ba dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam được chính phủ Lào cấp phép năm 2021 vừa qua.