Nếu như phương pháp thi công hầm truyền thống là phải khoan nổ, rồi gia công cốt thép, đổ bê tông, rồi khoan gia cố hoàn thiện, thời gian kéo dài rất nhiều thì với công nghệ TBM, cỗ máy đi đến đâu, đường hầm được hoàn thiện ngay tại đố.
Những ngày này, hai thành phố lớn của cả nước là Hà Nội và Hồ Chí Minh đang gấp rút chuẩn bị khánh thành các tuyến Metro hiện đại. Tại TP.HCM là tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên, tại Hà Nội là tuyến Metro Nhổn – Ga Hà Nội.
Những tuyến đường hầm ngầm nội đô được thi công bằng công nghệ TBM. Đây là công nghệ thi công hầm hiện đại đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, khả năng điều phối tổng hợp các hạng mục công việc khoa học, chính xác.
Việc làm chủ công nghệ TBM đang mang lại lợi ích thiết thực cho những kỹ sư thi công công trình và cả những nhà quản lý đô thị.
Thế nhưng ít ai biết, đây không phải lần đầu tiên công nghệ thi công hầm TBM được áp dụng tại Việt Nam. Ngay từ năm 2004, CAVICO Việt Nam đã đưa công nghệ này về phục vụ thi công rất nhiều dự án của mình.
“Con quái vật” nặng hàng trăm tấn dưới bàn tay vận hành của những người thợ CAVICO đã khoan thủng đại ngàn Tây Nguyên hình thành nên công trình thủy điện Đại Ninh kỳ vĩ.
Nếu như phương pháp thi công hầm truyền thống là phải khoan nổ, rồi gia công cốt thép, đổ bê tông, rồi khoan gia cố hoàn thiện, thời gian kéo dài rất nhiều thì với công nghệ TBM, cỗ máy đi đến đâu, đường hầm được hoàn thiện ngay tại đó
Ngày nay, nhà máy Thủy điện Đại Ninh vận hành ổn định với công suất 300 MW, sản lượng điện trung bình 928 triệu kWh/năm. Nhìn lại những hình ảnh này, mỗi người CAVCIO đều tự hào đã cống hiến hết mình vì sự phát triển của đất nước.